CÔNG THỨC:
Paracetamol …………………………….. 325 mg
Loratadin ……………………………………. 5 mg
Dextromethorphan HBr………………….10 mg
Tá dược vừa đủ …………………………….1 viên
(Kollidon 30, lactose, magnesi stearat, natri benzoat, natri metabisulfit, sodium starch glycolat, tinh bột mì, aerosil, avicel, HPMC, PEG 6000, talc, titan dioxyd, màu blue lake, màu eurolake green).
DẠNG BÀO CHẾ: Viên nén bao phim.
QUI CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
TÍNH CHẤT: Hapacol Teen là thuốc giảm đau, hạ sốt và trị các triệu chứng khi cảm, viêm họng, ho được phối hợp từ những hoạt chất sau:
Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Thuốc làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.
Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài. Thuốc đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương. Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin thuộc nhóm đối kháng thụ thể H1 thế hệ thứ hai. So với các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất, Loratadin không qua được hàng rào máu não, do đó, thuốc không gây buồn ngủ.
Dextromethorphan là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, được dùng để giảm ho nhất thời do kích ứng nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích. Dextromethorphan có hiệu quả nhất trong điều trị ho mãn tính, không có đờm. Hiệu lực giảm ho của Dextromethorphan gần tương đương với Codein, nhưng so với Codein, Dextromethorphan ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa hơn.
Sự phối hợp của ba hoạt chất trong Hapacol Teen làm giảm nhanh các triệu chứng sốt, nhức đầu, ho, sổ mũi, nghẹt mũi.
CHỈ ĐỊNH: Điều trị các triệu chứng: sốt, nhức đầu, ho, nghẹt mũi, sổ mũi.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc. Trẻ em dưới 2 tuổi.
Người bệnh nhiều lần thiếu máu, có bệnh tim, phổi, thận, gan hoặc thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
Người bệnh đang dùng thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO).
THẬN TRỌNG: Người bệnh bị ho có quá nhiều đờm và ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hoặc tràn khí. Người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp
Phụ nữ có thai và cho con bú.
Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Không dùng chung với các thuốc có chứa Paracetamol, Loratadin, Dextromethorphan.
TƯƠNG TÁC THUỐC: Paracetamol làm tăng tác dụng của thuốc kháng đông (Warfarin). Rượu, thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin) và Isoniazid có thể làm tăng độc tính của Paracetamol đối với gan.
Cimetidin, Ketoconazol, Erythromycin làm tăng nồng độ của Loratadin trong huyết tương, nhưng không có biểu hiện lâm sàng vì Loratadin có chỉ số điều trị rộng.
Dextromethorphan làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh trung ương. Quinidin làm tăng nồng độ trong huyết thanh và tác dụng của Dextromethorphan.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN: Mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ, khô miệng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, táo bón. Dị ứng: hiếm gặp.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ: Quá liều Paracetamol do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn Paracetamol (7,5 – 10 g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
Biểu hiện của quá liều Paracetamol: buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
Cách xử trí: Khi nhiễm độc Paracetamol nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl. N – acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống Paracetamol. Điều trị với N – acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống Paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N – acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N – acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/ kg thể trọng, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/ kg thể trọng cách nhau 4 giờ một lần.
Ngoài ra, có thể dùng Methionin, than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối.
Triệu chứng của quá liều Dextromethorphan: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hòa, suy hô hấp, co giật.
Cách xử trí: hỗ trợ, dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, cho dùng nhắc lại nếu cần tới tổng liều 10 mg.
Triệu chứng của quá liều Loratadin: buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu. Ở trẻ em, có biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực.
Cách xử trí: điều trị quá liều Loratadin thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết. Trường hợp quá liều Loratadin cấp, gây nôn bằng siro Ipeca để tháo sạch dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thu Loratadin.
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG: Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: uống 1 viên x 2 lần/ ngày.