CÔNG THỨC:
Paracetamol ……………….. 120 mg
Tá dược vừa đủ ……………….. 5 ml
(Sorbitol nước, pectin, đường trắng, PVP K30, kali sorbat, natri benzoat, acid citric khan, đường sunett, màu đỏ ponceau, bột hương dâu, ethanol 96%, nước tinh khiết).
DẠNG BÀO CHẾ: Siro thuốc.
QUI CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 15 gói x 5 ml.
TÍNH CHẤT: Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Thuốc làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.
Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải là 1,25 – 3 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận.
CHỈ ĐỊNH: Hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: cảm cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật…
CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Quá mẫn với Paracetamol. Người bệnh thiếu máu, có bệnh tim, phổi, thận.
Các trường hợp: thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase; suy chức năng gan.
THẬN TRỌNG: Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị. Đôi khi có những phản ứng dị ứng như: ban dát sần ngứa và mày đay.
Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm toàn thể tiểu cầu có thể xảy ra khi dùng kéo dài với liều lớn.
Dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước.
Thận trọng với người suy thận nặng.
Thận trọng với người kiêng muối.
TƯƠNG TÁC THUỐC: Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
Thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của Paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.
Dùng đồng thời Isoniazid với Paracetamol có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN: Ít gặp: Da: ban da.
Dạ dày – ruột: nôn, buồn nôn.
Huyết học: giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu.
Thận: bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.
Có thể gây suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng liều cao, kéo dài.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ: Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong. Trẻ bị ngộ độc paracetamol khi uống một liều độc trên 150 mg/ kg cân nặng cơ thể hoặc uống liều cao liên tiếp kéo dài trong một thời gian.
Biểu hiện của quá liều Paracetamol: buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
Cách xử trí: Khi nhiễm độc Paracetamol nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl. N – acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống Paracetamol. Điều trị với N – acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống Paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N – acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N – acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/ kg thể trọng, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/ kg thể trọng cách nhau 4 giờ một lần.
Ngoài ra, có thể dùng Methionin, than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối.
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG: Cách mỗi 4 – 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ ngày.
* Liều uống: trung bình từ 10 – 15 mg/ kg thể trọng/ lần.
Tổng liều tối đa không quá 60 mg/ kg thể trọng/ 24 giờ.
* Hoặc có thể theo phân liều sau:
Trẻ em từ 4 đến 11 tháng: uống 2,5 ml (½ muỗng cà phê )/ lần.
Trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi: uống 5 ml (1 muỗng cà phê )/ lần.
Trẻ em từ 2 đến 4 tuổi: uống 7,5 ml (1 ½ muỗng cà phê )/ lần
Trẻ em từ 4 đến 5 tuổi: uống 10 ml (2 muỗng cà phê)/ lần.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc
Lưu ý: Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc cho trẻ mà cần có ý kiến bác sĩ khi:
– Có triệu chứng mới xuất hiện.
– Sốt cao (39,50C) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.
– Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.