THÔNG TIN SẢN PHẨM:
Hàng ngàn năm trước, con người đã biết cách chế biến rong biển thành những món ăn ngon, dù thời đó người ta còn biết nhiều về các tác dụng của rong biển. Ngày nay, rong biển ngày càng được dùng phổ biến và trở thành món ăn đặc sản ở nhiều địa phương trên thế giới. Vậy, chi tiết các tác dụng của rong biển là gì? Bài viết này giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Rong biển giúp thải độc và giảm cholesterol trong máu
Qua nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng, các kết luận đưa ra cho thấy, rong biển có tác dụng bổ máu, tim, thận, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và các cơ quan sinh dục. Thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement – có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể.
Fertile clement còn là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, nơi tiết ra hooc-môn sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ có thai và trẻ em được khuyến khích ăn các thực phẩm làm từ rong biển.
Cuộc sống ngày nay ai cũng sợ các thực phẩm giàu cholesterol, nguyên nhân gây nên bệnh béo phì. Vậy nên các thực phẩm với hàm lượng calo thấp, nhưng vẫn đảm bảo ngon miệng như rong biển đang rất được coi trọng. Các gia đình nên có rong biển trong thực đơn hàng ngày của mình.
Ăn rong biển giúp phòng chống các bệnh ung thư đường tiêu hóa
Chất Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi. Vì thế, rong biển trở thành thực phẩm ngừa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hữu hiệu. Thường xuyên ăn rong biển sẽ giúp hạn chế các bệnh ung thư đường ruột, kết tràng và trực tràng.
Như vậy, rong biển có tác dụng tốt với nhiều nhóm người, nhiều nhóm bệnh. Và việc bổ sung rong biển trong thực đơn của người béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, phụ nữ mang thai và trẻ biếng ăn là điều cần thiết.
Rong biển là một loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, trong rong biển còn chứa nhiều Iot, vitamin B2, DHA, và một số dưỡng chất khác. Từ đó chúng ta có thể thấy lợi ích của rong biển với sức khỏe bà bầu.
Rong biển cho sức khỏe bà bầu
Các nhà khoa học cho rằng hàm lượng vitamin A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với carrot, hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò và lượng vitamin B2 cao gấp 4 lần so với trứng… Chất béo trong rong biển có tác dụng điều hòa lượng cholesterol trong máu, ngăn chặn bệnh cao huyết áp và tim mạch. Sau đây là một số lợi ích của rong biển với sức khỏe bà bầu :
1. Ngăn ngừa chứng táo bón
Chất cellulose trong rong biển kích thích sự co bóp của ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết, giúp đi tiêu đều đặn. Đồng thời, cellulose còn giảm thiểu những chất gây ung thư đường ruột, phòng ngừa ung thư kết tràng và ung thư trực tràng. Nên đây là một lợi ích của rong biển với sức khỏe bà bầu.
2. Phòng chống dị tật thai nhi
Các nhà khoa học cho biết các chất dinh dưỡng có trong rong biển có tác dụng giúp ngăn ngừa khuyết tật bào thai. Axit align và alignic được tìm thấy trong nhiều loại rong biển, có chức năng ngăn chặn độc tố từ máu mẹ được vận chuyển vào bào thai.
Ăn rong biển không chỉ giảm nguy cơ bị ung thư và còn tránh được những khiếm khuyết về gene. Do đó ngoài lợi ích của rong biển với sức khỏe bà bầu, rong biển cũng rất tốt cho sức khỏe của thai nhi trong bụng.
3. Đẹp tóc
Rong biển có chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng giúp da khỏe, đẹp và tăng đàn hồi. Nhiều người mẹ chia sẻ một lợi ích của rong biển với sức khỏe bà bầu nữa là khi ăn rong biển, tình trạng mụn trứng cá và rạn da khi mang thai được giảm thiểu rõ rệt.
Ăn rong biển cũng giúp cho móng và tóc được khỏe đẹp. Khi ấy, bạn không còn phải lo lắng chuyện dưỡng tóc trong thai kỳ hoặc nguy cơ ảnh hưởng từ thuốc dưỡng tóc đến bé.
4. Ngăn ngừa chảy máu chân răng
Một lợi ích khác của rong biển với sức khỏe bà bầu là trong rong biển có chứa vitamin C là chất cần thiết cho sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy sự hình thành collagen trong cơ thể, giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng – một hiện tượng thường gặp khi mang bầu.